Phật sở hành tán viết về Phật Đản sinh |
"Phật sở hành tán" (Buddhacarita) được xem là tác phẩm "trường ca" đầu tiên, của Phật giáo Bắc truyền viết về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tác giả Phật sở hành tán (PS HT) là Đại sĩ Mã Minh (As'vaghosa 100-160 TL), nhà luận thuyết đã có những đóng góp lớn lao vào quá trình hình thành hệ thống Phật giáo phát triển, Phật giáo Bắc truyền. Ngoài PSHT, những tác phẩm nổi tiếng khác của Đại sĩ Mã Minh còn có "Luận Đại Thừa Khởi Tín", "Đại Trang Nghiêm tinh luận"...
PSHT đã được Đại sư Đàm Vô Sấm (Dharmaraksa, 385-433) dịch ra Hán văn vào đời Bắc Lương, khoảng đầu thế kỷ V TL và được đưa vào Đại Tạng kinh, phần Bản Duyên bộ (Đại Tạng kinh Đại Chính Tân Tu - ĐTK/ ĐCTT, tập 4 No 192). Bắc Lương là một nước nhỏ trong 16 nước hùng cứ miền Bắc Trung Hoa thời Nam-Bắc triều, khoảng từ cuối đời Đông Tấn (Nam, 317-419) và đầu đời Lưu Tống (Nam, 420-479) gồm 2 đời vua, giữ ngôi 39 năm, (từ 401-439 TL) sau hàng nhà Hậu Ngụy. Đại Sư Đàm Vô Sấm vốn người vùng trung Ấn Độ, năm 412 TL vào đất Bắc Lương, được vua Lương bấy giờ tiếp đón, hậu đãi. Đại sư bỏ ra 3 năm để học Hán văn, sau đấy bắt đầu cho sự nghiệp dịch thuật kinh điển, góp phần hoằng dương chánh pháp. Ngoài bản dịch PSHT, Đại sư Đàm Vô Sấm còn là dịch giả các bộ kinh điển tiêu biểu sau đây : kinh Bi Hoa, 10 quyển, No 157, T3, ĐTK/ĐCTT, Kinh Đại Bát Niết Bàn, 40 quyển, No 374, T12, ĐTK/ĐCTT, vẫn quen gọi là Bắc Bản. Kinh Đại Phương Đăng Đại tập, 11 phẩm đầu và phẩm 13, gồm 29 quyển, No 397, T13, ĐTK/ĐCTT Kinh Kim Quang Minh, 4 quyển, No 663, T16, ĐTK/ĐCTT... Bản Hán dịch tác phẩm PSHT của Đại sư Đàm Vô Sấm (No 192, Tập 4, ĐTK/ĐCTT, trang 1 - 54C) được chia làm 5 quyển, với 28 phẩm, dùng thuần thể thơ 5 chữ, tổng cộng là 9.216 câu, là một nỗ lực tuyệt vời nhằm ghi nhận, mô tả, diễn dạt tán dương về cuộc đời của một bật vĩ nhân. Chúng ta đều biết câu thơ 5 chữ vẫn thường được sử dụng trong nhiều bộ kinh Hán dịch (kệ) mang tính chất trùng tụng những ý nghĩa đã được thuyết minh nơi phần văn xuôi trước đây. Ưu điểm của câu thơ 5 chữ là tính chất gọn ghẽ, cân đối, dễ tạo được sự hài hòa giữa tâm- cảnh trong cố gắng tiếp cận, mô tả đối tượng, cũng như thể hiện sự cảm nhận của chủ thể. Nhưng nhược điểm của nó là dể bị trùng lặp, nhất là khi phải sử dụng số lượng câu thơ qúa nhiều, đồng thời nếu không uyển chuyển trong lối gieo vần thì dễ trở thành đơn điệu, hay đá vè nhau. Trong một số trường hợp, dù người dịch không tạo vần nhưng đã chú trọng nhiều tới yếu tố nhạc điệu, chữ dùng và hình ảnh chọn lọc, sinh động, câu thơ 5 chữ vẫn đem lại những thành tựu xuất sắc. Đoạn kệ gồm 104 câu thơ 5 chữ nơi phẩm Phổ Môn trong kinh "Diệu Pháp Liên Hoa" do Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập (334-413) dịch, là một thí dụ điển hình. Bản dịch PSHT gồm 9.216 câu, 28 phẩm, được phân bổ qua 5 quyển như sau : Quyển 1 : Gồm 5 phẩm (phẩm 1-5) với 1.666 câu, phẩm dài nhất là phẩm 1 : "Ra đời" : 504 câu. Phẩm ngắn nhất là phẩm 2 : "Ở nơi vương cung" : 242 câu. Quyển 2 : Gồm 4 phẩm (phẩm 6-9) với 1.434 câu, phẩm dài nhất gồm 450 câu (phẩm 9 : "Tìm kiếm Thái tử"), phẩm ngắn nhất với 296 câu (phẩm 7 : "Vào rừng khổ hạnh"). Quyển 3 : Gờm 6 phẩm (phẩm 10-15) với 1.966 câu, trong đó 2 phẩm 10 ("Vua Bình Sa đến chỗ Thái tử", 202 câu) và phẩm 12 ("Học đạo nơi 2 vị tiên A La Lam, Uất Đầu Lam", 466 câu) là phẩm ngắn nhất và dài nhất. Quyển 4 : Gồm 7 phẩm (phẩm 16-22) với 2.016 câu, phẩm có số câu thơ dài nhất là phẩm 16 : "Vua Bình Sa và các đệ tử", 412 câu, phẩm 22 "Nàng Am Ma La yết kiến Phật", 192 câu, là phẩm ngắn nhất. Quyển 5 : Gồm 6 phẩm (phẩm 23-28) với 2.014 câu, trong đó phẩm 26 "Đại Bát Niết Bàn" gồm 524 câu là phẩm có số câu nhiều nhất nơi quyển 5, cũng là phẩm dài nhất của tác phẩm. Phẩm có số câu thơ ít nhất nơi quyển này là phẩm 24 "Từ biệt chư vị Ly Xa", 210 câu. Nhìn chung, ngưòi dịch PSHT đã vận dụng mọi khả năng về văn học có thể có của mình để hạn chế những nhược điểm cùng phát huy mặt ưu điểm của câu thơ 5 chữ, tạo được một thành công đáng kể : dùng thi ca để diễn tả về cuộc đời Đức Phật. Phẩm "Ra đời" gồm 504 câu thơ 5 chữ (câu 1.504) là phẩm có số câu nhiều nhất nơi quyển 1, cũng là phẩm dài thứ hai của tác phẩm PSHT. Tác giả lần lượt nói đến : * Sơ lược về giòng họ Thich Ca.
* Một số điểm về chánh báo của vua cha Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da.
* Hoàng hậu Ma Da mang thai, những biểu hiện thiện của hoàng hậu trong thòi gian ấy.
* Gần đến ngày sinh, hoàng hậu xin vua Tịnh Phạn cho mình được đi dạo nơi hoa viên Lâm Tỳ Ni... * Đoạn thơ mô tả về sự kiện Đản sinh của Dức Phật Thích Ca từ câu 27 đến câu 142, gồm 116 câu. Xin trích dịch một số câu tiêu biểu : "Bồ tát cũng như thế
Dản tùng hữu hiệp sinh Tiệm tiệm tùng thai xuất Quang minh phổ chiếu diệu Chánh chân tâm bất loạn An tường hành thất bộ Túc hạ an bình chỉ Bính triệt du thất tinh. Thú vương sư tử bộ Quan sát ư tứ phương Thông đạt chân thật nghĩa Kham năng như thị thuyết Thử sinh vi Phật sinh Tắc vi hậu biên sinh Ngã duy thử nhứt sinh Đương độ ư nhứt thiết. Ứng thời hư không trung Tịnh thủy song lưu hạ Nhất ôn, nhất thanh lương Quán đỉnh linh thân lạc. An xứ bảo cung điện Ngọa ư lưu ly sàng Thiên vương kim hoa thủ Phụng trì sàng tứ túc... Bồ tát xuất hưng thế Công đức phong sở phiêu Phổ giai đại chấn động Như phong cổ lăng châu. Chiên đàn tế mạt hương Chúng bảo Liên hoa tạng Phong xuy tùy không lưu Tần phân nhi loạn trụy. Thiên y tùng không hạ Xúc thân sanh diệu lạc Nhật nguyệt như thường độ Quang diệu bội tăng minh. Thế gian chư hỏa quang Vô tận tự diệm xí. Tịnh thủy thanh lương tĩnh. Tiền hậu tự nhiên sinh... Thế gian chư tật bệnh Bất liệu tự nhiên trừ Loạn minh chư cầm thú Điểm mặc tịch vô thanh Vạn xuyên giai đinh lưu Trọc thủy tất trừng thanh Không trung vô vân ế Thiên cổ tự nhiên minh Nhất thiết chư thế gian Tất đắc an ẩn lạc... (PSHT, câu 41-136; ĐTK/ĐCTT, tập 4, trang 1A-C.) Xin nêu mấy ghi nhận : * Cũng giống như một số kinh ngắn của PG Bắc truyền viết về cuộc đời Đức Phật, PSHT đã cho ngày Phật đản sinh là "Mồng Tám Tháng Tư" (thời tứ nguyệt bát nhật - PSHT, câu 31).
* Cũng như hầu hết các tài liệu khác, PSHT đã nhấn mạnh về tầm vĩ đại của ngày Phật đản sinh đối với thế giới loài người, rộng lớn là đối với chúng sinh nơi 6 đường trong 3 cõi. Minh họa cho tính chất lớn lao hết mực ấy là những hiện tượng kỳ lạ, kỳ diệu v.v... như chúng ta đã thấy qua đoạn thơ trên.
* Một số chi tiết gắn liền với sự kiện Đản sinh mang đậm khía cạnh linh diệu cũng được PSHT nói đến như : Bồ tát vừa Đản sinh đã đi được bảy bước, có 2 dòng nước ấm và mát từ không trung tuôn xuống, chư Thiên dâng hoa, tung hoa cúng dường v.v... * PSHT không nói đến chi tiết "Bồ tát một tay chỉ trời, một tay chỉ xuống đất với câu nói : Thiên thưọng thiên hạ duy ngã độc tôn". Câu nói của Bồ tát khi mới sinh, theo PSHT là : "Đây là Phật thị hiện
Chúng tôi sẽ bàn thêm về chi tiết này trong một dịp khác. Đào Nguyên |